CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN

Mã ngành: 5810207

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Ngành đào tạo: Kỹ thuật chế biến món ăn

Thời gian đào tạo: 2 năm

Số tín chỉ cần tích lũy theo chương trình: 46 tín chỉ

STT Mã MH/ Tên môn học/mô đun Số tín chỉ
I Các môn học chung
1 MH 01 Giáo dục chính trị 2
2 MH 02 Pháp luật 1
3 MH 03 Tiếng Anh 4
4 MH 04 Giáo dục Thể chất 1
5 MH 05 Giáo dục QP – AN 2
6 MH 06 Tin học 2
II.1 Môn học, mô đun cơ sở
7 MH 07 Văn hóa ẩm thực 1
8 MH 08 Bảo vệ môi trường- vệ sinh an toàn trong nhà hàng 1
9 MH 09 An toàn thực phẩm, thương phẩm hàng thực phẩm 3
10 MH 10 Sinh lý dinh dưỡng 1
II.2 Môn học, mô đun chuyên môn
11 MĐ 11 Tổ chức lao động cơ sở vật chất và kỹ thuật của bộ phận nhà bếp 1
12 MĐ 12 Lý thuyết Kỹ thuật chế biến món ăn 5
13 MĐ 13 Thực hành chế biến món ăn Âu 4
14 MĐ 14 Thực hành chế biến món ăn Á 5
15 MĐ 15 Thực hành cắt tỉa và trang trí món ăn 3
16 MĐ 16 Thực hành làm bánh và một số món ăn tráng miệng 2
17 MĐ 17 Phương pháp xây dựng thực đơn 2
18 MĐ 18 Thực hành nghề nghiệp 4
II.3 Môn học, mô đun tự chọn
19 MĐ 19 Hạch toán định mức 2
20 MĐ 20 Khởi tạo doanh nghiệp 2
Tổng cộng 46

Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THCS, THPT, tốt nghiệp trung cấp trở lên, có đủ sức khỏe để học tập. Học sinh tốt nghiệp THCS phải học các môn văn hóa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tốt nghiệp trung cấp trở lên được miễn các môn học chung.

Sau khi ra trường, người học có các kiến thức, kỹ năng tối thiểu sau:
a. Về kiến thức:
– Có kiến thức về kỹ thuật chế biến ăn uống (Kỹ thuật sơ chế nguyên liệu; kỹ thuật cắt, thái, tỉa hoa trang trí và trình bày món ăn, phối hợp nguyên liệu, gia vị; phương pháp làm chín món ăn; kỹ thuật chế biến nước dùng, xốt, súp; kỹ thuật chế biến bánh và các món ăn tráng miệng) và mối quan hệ của bộ phận bếp với các bộ phận khác trong nhà hàng và cơ sở lưu trú du lịch.
– Có kiến thức cơ bản về tổng quan du lịch, tâm lý khách du lịch, kỹ năng giao tiếp, marketing du lịch, thương phẩm hàng thực phẩm, sinh lý dinh dưỡng, phương pháp xây dựng thực đơn, tính toán khẩu phần ăn uống, văn hoá ẩm thực…

b. Về kỹ năng:
– Có kiến thức về kỹ thuật chế biến ăn uống (Kỹ thuật sơ chế nguyên liệu; kỹ thuật cắt, thái, tỉa hoa trang trí và trình bày món ăn, phối hợp nguyên liệu, gia vị; phương pháp làm chín món ăn; kỹ thuật chế biến nước dùng, xốt, súp; kỹ thuật chế biến bánh và các món ăn tráng miệng) và mối quan hệ của bộ phận bếp với các bộ phận khác trong nhà hàng và cơ sở lưu trú du lịch;
– Có kiến thức cơ bản về tổng quan du lịch, tâm lý khách du lịch, kỹ năng giao tiếp, marketing du lịch, thương phẩm hàng thực phẩm, sinh lý dinh dưỡng, phương pháp xây dựng thực đơn, tính toán khẩu phần ăn uống, văn hoá ẩm thực…

Sau khi tốt nghiệp khóa học, học sinh tốt nghiệp ngành Kỹ thuật chế biến món ăn có khả năng làm việc tại các khách sạn – nhà hàng và các cơ sở dịch vụ liên quan đến hoạt động ăn uống ở vị trí chủ yếu là nhân viên Bếp, hoặc các công việc quản lý nhà hàng ăn uống.

Người học có đủ điều kiện để học liên thông lên bậc học cao hơn ngành Kỹ thuật chế biến món ăn theo quy định hiện hành.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here