CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP QUẢN TRỊ LỮ HÀNH

Mã ngành: 5810104

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Ngành đào tạo: Quản trị lữ hành

Thời gian đào tạo: 2 năm

Số tín chỉ cần tích lũy theo chương trình: 46 tín chỉ

STT Mã MH/ Tên môn học/mô đun Số tín chỉ
I Các môn học chung
1 MH 01 Giáo dục chính trị 2
2 MH 02 Pháp luật 1
3 MH 03 Tiếng Anh 4
4 MH 04 Giáo dục Thể chất 1
5 MH 05 Giáo dục QP – AN 2
6 MH 06 Tin học 2
II.1 Môn học, mô đun cơ sở
7 MH 07 Lịch sử Việt Nam và Địa lý Việt Nam 3
8 MH 08 Hệ thống di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh ở Việt Nam 3
9 MH 09 Cơ sở văn hóa Việt Nam 1
II.2 Môn học, mô đun chuyên môn
10 MĐ 10 Tổng quan văn hóa du lịch 3
11 MĐ 11 Maketing du lịch 1
12 MĐ 12 Giao tiếp ứng xử trong du lịch 2
13 MĐ 13 Môi trường An ninh – An toàn trong du lịch 1
14 MĐ 14 Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch 2
15 MĐ 15 Nghiệp vụ du lịch lữ hành 3
16 MĐ 16 Tiếng Anh chuyên ngành 3
17 MĐ 17 Quản trị nhân lực 2
18 MĐ 18 Quản trị kinh doanh lữ hành 3
19 MĐ 19 Nghiệp vụ thanh toán 1
20 MĐ 20 Thực hành nghề nghiệp (4 tuần) 4
II.3 Môn học, mô đun tự chọn
21 MĐ 21 Tổ chức sự kiện 2
22 MĐ 22 Khởi tạo doanh nghiệp 2
Tổng cộng 46

Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THCS, THPT, tốt nghiệp trung cấp trở lên, có đủ sức khỏe để học tập. Học sinh tốt nghiệp THCS phải học các môn văn hóa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tốt nghiệp trung cấp trở lên được miễn các môn học chung.

Sau khi ra trường, người học có các kiến thức, kỹ năng tối thiểu sau:
a. Về kiến thức:
– Nghiên cứu thị trường và tổ chức các chương trình du lịch: Thu thập đầy đủ các thông tin có liên quan đến việc tổ chức các chuyến đi như: loại hình phương tiện vận chuyển, loại hình cơ sở lưu trú và chất lượng, giá cả các dịch vụ, các thông tin khác như thủ tục hải quan, vi sa, đổi tiền, chế độ bảo hiểm cho khách;
– Trình bày và phân tích được những nội dung cơ bản về tổng quan du lịch, tâm lý du khách, kỹ năng giao tiếp, marketing du lịch,…Học sinh hiểu được ý nghĩa quan trọng của thông tin trong tuyên truyền quảng bá, tiếp thị, phân tích thông tin nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh bán các dịch vụ trong khách sạn;
– Trình bày và phân tích được về ý nghĩa, tầm quan trọng của thông tin trong tuyên truyền quảng bá, tiếp thị, phân tích thông tin nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh bán các dịch vụ trong cơ sở lưu trú.

 

b. Về kỹ năng:
– Học sinh có khả năng đảm nhiệm vai trò thiết kế chương trình du lịch; tổ chức xúc tiến và bán sản phẩm du lịch nhằm đảm bảo thực hiện tốt việc chăm sóc khách hàng để duy trì thị phần; thiết lập và duy trì tốt các mối quan hệ với đối tác; quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật; quản lý nhân sự; quản lý tài chính; đảm bảo an toàn, an ninh theo quy định; giám sát và đánh giá kết quả công việc một cách chặt chẽ nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao
– Học sinh có khả năng thực hiện quy trình nghiệp vụ lễ tân (đặt buồng, đăng ký khách sạn, phục vụ khách, thanh toán, giải quyết phàn nàn,…) thuần thục, xác định giá bán, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, tổ chức điều hành một ca làm việc, xử lý một số tình huống thông thường
– Học sinh có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong phạm vi giao tiếp thông thường và chuyên ngành đào tạo.

Sau khi tốt nghiệp khóa học, người học được cấp bằng trung cấp ngành Quản trị lữ hành, có khả năng đảm nhận công việc của cán bộ quản lý điều hành về nghiệp vụ lữ hành; trưởng nhóm nghiệp vụ; nhân viên nghiên cứu thị trường, thiết kế chương trình du lịch; điều hành tour; đại lý viên lữ hành; tư vấn lữ hành; kiểm soát viên lữ hành; các vị trí khác tại phòng ban trong doanh nghiệp lữ hành tùy theo yêu cầu của công việc và khả năng cá nhân.

Người học có đủ điều kiện để học liên thông lên bậc học cao hơn ngành Quản trị lữ hành theo quy định hiện hành.

 

 

 

 

 

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here